Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam – Campuchia đạt 5 tỷ USD

In

Vụ Trường Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) vừa xây dựng dự thảo “ Lộ trình kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia đạt 5 tỷ USD vào năm 2015”. Trong đó, dự thảo nêu rõ nhiều thuận lợi, khó khăn và đưa ra những giải pháp thiết thực để thực hiện lộ trình này.

 

greentrip cambodia Phnom Penh City1

 

 

Lợi thế nước láng giềng

          Theo dự thảo Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tập quán sinh sống của nhân dân hai nước giống nhau. Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia cũng được đẩy mạnh trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có hợp tác của các nước tiểu vùng song Mekong mở rộng, Tam giác  phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV)…

          Ngoài ra, hai nước còn có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi. Cụ thể, Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới dài 1.137km. 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với 9 tỉnh của Campuchia, có 10 cửa khẩu quốc tế, 13 cửa khẩu quốc gia, 25 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở. Địa hình bằng phẳng, hệ thống kênh, rạch đi lại thuận lợi, tạo điều kiện vận chuyển dễ dàng, nhanh chongsm tiết kiệm thời gian vận chuyển và giá cước vận chuyển cạnh tranh.

          Sản xuất nông nghiệp của Campuchia đến nay chưa phát triển, hầu hết hàng hóa tiêu dùng, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng…đều phải nhập nhẩu. Trong khi đó, Việt Nam có khả năng đáp ứng những mặt hàng này với giá cả, mẫu mã, chất lượng phù hợp với nhu cầu của người dân Campuchia.

          Ngược lại, Việt Nam cũng có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng là thế mạnh của Campuchia như hàng nông sản (sắn, điều, ngô…) để phục vụ cho những nhà máy gia công sản xuất và nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản.

          Hoạt động thương mại Việt Nam-Campuchia trong thời gian qua có nhiều thuận lợi, thị trường mở rộng đã thu hút được sự tham gia với số lượng lớn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cả những thương nhân và cư dân biên giới…đã thúc đẩy buôn bán giữa hai nước tăng trưởng.

          Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam –Campuchia đạt 3,4 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Camouchia 2,9 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2012 và nhập khẩu từ Campuchia 503 triệu USD, tăng 3,6% so với năm 2012.

          Trong 3 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Campuchia đạt 1 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia 659 triệu USD, giảm 16% và nhập khẩu từ Campuchia 255 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

          Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 3 tháng đầu năm 2014 gồm: sắt thép các loại đạt 117 triệu USD, tăng 2%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 24 triệu USD, tăng 20%, máy móc thiết bị phụ tùng đạt 23 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, một số mặt hàng lại có kim ngạch xuất khẩu giảm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu xăng dầu tái xuất các mặt hàng phân bón, sản phẩm từ chất dẻo, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc cũng giảm trên 20%.

          Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Campuchia. Đáng chú ý là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch nhập khẩu đạt 97 triệu USD, tăng 1.363% so với cùng kỳ năm ngoái.

 Vượt khó để đạt mục tiêu

          Theo dự thảo, để đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Campuchia đạt 5 tỷ USD vào năm 2015, dự kiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại hàng năm giữa hai nước phải đạt ít nhất 24-26%. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như trên, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Campuchia gặp không ít khó khăn, thách thức.

          Thị trường Campuchia đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, trong đó đáng chú ý nhất là các công ty của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và một số nước ASEAN khác. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược kinh doanh, đầu tư và quản trị tốt sẽ bị cạnh tranh gay gắt, nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào năm 2015, tính cạnh tranh sẽ cao hơn.

          Chính sách về đất đai của Campuchia hay thay đổi, môi trường pháp lý phức tạp khiến cho các nhà đầu tư Việt Nam không yên tâm. Thủ tục tạm nhập, tái xuaatsmays móc thiết bị vật tư cho các dự án đầu tư tại Campuchia rất khó khăn, còn nhiều phiền hà, chi phí tốn kém, mất nhiều thời gian làm chậm tiến độ triển khai dự án.

          Sự hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật, phương thức kinh doanh, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của người Campuchia còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa xác điịnh Campuchia là thị trường tìm năng, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa có chiến lược quảng bá, tiếp thị thị trường thường xuyên.

          Một số doanh nghiệp Việt Nam còn cạnh tranh nhau về giá, giành giật thị trường, nhái hàng của nhau…Một số doanh nghiệp sang tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Campuchia, do quá tin vào đối tác môi giới, không tìm hiểu kỹ về thị trường, không thông qua tư vấn của Thương vụ, Đại sứ quán dẫn đến bị lừa đảo.

          Để khắc phục những khó khăn, phát huy tiềm năng, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Campuchia, dự thảo nêu rõ, Bộ Công Thương cần phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan triển khai những nhiệm vụ về nghiên cứu thị trường, phát triển thương mại biên giới, hợp tác quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, công nghiệp và đầu tư.

          Trong đó, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành hữu quan cần cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời về thị trường Campuchia, những vụ việc gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, dự báo những biến động về thị trường gây khó khăn cho trao đổi thương mại giữa hai nước, thông báo về các cơ quan có thẩm quyền để có hướng xử lý phù hợp.

          Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách chưa phù hợp trong quan hệ thương mại song phương nhằm xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước hợp tác làm ăn. Đồng thời, cần phổ biến cơ chế chính sách của Campuchia đối với các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại nước này. Tiếp tục phối hợp triển khai xây dựng chợ biên giới theo “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Campuchia đến năm 2020” đã được hai bên phê duyệt…

          Các hội chợ triển lãm và hội thảo xúc tiến thương mại, đầu tư tại Campuchia cần được tiếp tục tổ chức nhằm giới thiệu các doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam tiếp xúc với lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức xúc tiến đầu tư Campuchia tiếp cận với chính sách mới của Chính Phủ và tìm hiểu cơ hội thương mại và đầu tư tại Campuchia.

          Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành hữu quan cần tổ chức các tọa đàm chuyên sâu tại Campuchia về hợp tác thương mại và đầu tư theo các lĩnh vực: xây dựng hệ thống phân phối thương mại, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dầu khí, năng lượng, khai khoáng, phân bón, hóa chất, cơ khí, thiết bị điện… Tổ chức giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Campuchia, tạo cơ hội tiếp xúc trao đổi giữa doanh nghiệp hai nước, tiến tới ký kết các hợp đồng thương mại và các dự án hợp tác đầu tư.

 

Theo Bản tin XK – Cục XTTM